11/a3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

lớp giởi nhất trường sna và cũng xì tin nhất


You are not connected. Please login or register

Văn nghị luận "Dân tộc dốt là một dân tộc yếu"

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Ai Biết


Admin
Admin

Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ phận này có một vị trí hết sức quan trọng. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bộ phận cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ tư tưởng của Bác, bởi vì, suy cho cùng mọi hành vi và mục đích của Hồ Chí Minh đều là mục tiêu văn hóa nhân văn. Ví dụ như, Bác đi tìm đường cứu nước là hành vi văn hóa, thậm chí từng hành vi cử chỉ của Người, từng bài nói, bài viết, cách ứng xử, sinh hoạt thường nhật của Người đều là những biểu hiện của văn hóa. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn của nhân loại ở thế kỷ XX và sau này. Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người bạn, người học trò, người đồng chí gần gũi của Bác đã nói: Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi. Sự trường tồn ấy chính là văn hóa Hồ Chí Minh, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dù đất nước ngổn ngang, bộn bề hàng ngàn công việc cấp bách: Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm, nạn thiếu hụt tài chính… đe dọa sự tồn tại của Nhà nước cộng hòa mới ra đời, nhưng việc xây dựng nền văn hóa mới được Bác Hồ đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, sáng 3-9-1945, Người đã đặt ra và đề nghị Chính phủ giải quyết một loạt các vấn đề văn hóa, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài cho quá trình phát triển của đất nước và dân tộc. Giặc đói đang hoành hành, giặc ngoại xâm đang đe dọa, nhưng Bác đề nghị mở ngay hai chiến dịch chống nạn mù chữ và chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống mới: cần, kiệm, liêm, chính. Cuộc vận động toàn dân nhằm khắc phục những tệ nạn, những hậu quả nặng nề mà thực dân phong kiến để lại trên lĩnh vực văn hóa, đó là sự tăm tối, dốt nát, tệ nghiện ngập, bê tha, lười biếng, gian giảo, tham lam, chia rẽ và bao nhiêu thói hư tật xấu khác.
Từ những vấn đề cấp bách về văn hóa cần giải quyết ngay trong những ngày đầu của dân tộc hồi sinh, Hồ Chí Minh đã nêu ra những tư tưởng lớn không chỉ cho công việc trước mắt mà còn cho mãi mãi mai sau. Thứ nhất là: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu. Yếu là hèn. Muốn mạnh để hiên ngang phải học. Cả dân tộc dấy lên một phong trào bình dân học vụ - diệt giặc dốt, cả dân tộc xóa mù chữ và phổ cập. Thứ hai là: xóa bỏ các hủ tục, các tệ nạn, thực hiện cuộc vận động toàn Đảng, toàn quân và toàn dân: cần, kiệm, liêm, chính. Người viết nhiều bài phân tích về cần, kiệm, liêm, chính. Hai luận điểm này như chân lý cho cả dân tộc, cho cả nhân loại, cho đến mỗi gia đình, mỗi con người thậm chí cho các thế hệ con người đều hết sức đúng. Đó chính là một trong những nội dung cốt lõi của tư tưởng văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh.
Sáu mươi lăm năm sau, đất nước và dân tộc của Người đang đổi mới, đang vươn mình để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đang là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Những vấn đề Người yêu cầu thực hiện cấp bách vẫn đang còn đó - nóng hổi và cấp bách.

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là hèn, đang thách thức cả dân tộc trong đó cốt lõi là nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục đang gồng mình trước vấn nạn đào tạo ra một bộ phận con người giả, kiến thức giả, bằng cấp thật cùng với bệnh “thành tích” hay nói nặng hơn là bệnh “dối trá”. Nếu không chữa được căn bệnh này, thì dù phổ cập đại học bằng cấp cho toàn dân nhưng cả dân tộc vẫn là dân tộc dốt và yếu.

Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của Bác có nhiều nội dung, có nhiều luận điểm, nhưng cốt lõi của đạo đức Hồ Chí Minh, chính là điều mà Người đã yêu cầu khi cả nước vừa giành được độc lập bước vào xây dựng đời sống mới: cần, kiệm, liêm, chính - Bốn chữ ấy là gốc rễ của một con người, gốc rễ của một đảng, một dân tộc cho hôm nay và mai sau.

Sinh thời Hồ Chí Minh sống bình dị, thanh bạch, trong sáng đúng với bốn chữ Người thường dạy: cần, kiệm, liêm, chính. Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh rất gần gũi với mỗi người, ai cũng có thể học được và làm được nếu thật sự có tâm để rèn đức để làm Người và thành Người.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết